thứ 709232023

LAST_UPDATE04:31:36 AM

Giảm thủ tục, doanh nghiệp mới bớt khổ!

Muốn giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải bớt những thủ tục không cần thiết trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành và hướng theo thông lệ quốc tế Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho biết Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia có mục tiêu là giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) xuống bằng các nước tiên tiến trong ASEAN 6 (13-14 ngày), đến hết năm 2016 phải đạt nhóm ASEAN 4 (10-12 ngày). Có điều, chuyện không chỉ ở riêng ngành hải quan. Hàng XNK về đến cảng còn tốn kém thời gian làm thủ tục kéo dài từ các khâu kiểm tra chuyên ngành của nhiều bộ, ban, ngành khác nhau. Đối tác không yêu cầu cũng kiểm tra Ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia tư vấn dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG), cho biết khảo sát của dự án và các bộ, ngành liên quan gần đây cho thấy chưa có nhiều chuyển biến trong việc giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Kết quả khảo sát tại các chi cục hải quan ở TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương cho thấy tỉ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành chiếm 30%-35% tổng số lô hàng nhập khẩu; riêng tại Chi cục Hải quan cảng Hải Phòng khu vực I, tỉ lệ này lên tới 44%. So với năm ngoái, tỉ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành không giảm (khoảng 34%). Hải quan TP HCM kiểm tra hàng hóa nhập khẩu Hải quan TP HCM kiểm tra hàng hóa nhập khẩu Theo báo cáo của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Hải Phòng và 4 địa phương lân cận), số hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật tại đơn vị này năm ngoái là 34.563 và 7 tháng đầu năm là 21.959, tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Đáng nói là nhiều mặt hàng xuất khẩu lại bị kiểm tra chuyên ngành gắt gao nhất của nhiều cơ quan. Thời gian hoàn thành kiểm tra chất lượng cho một lô hàng nhập khẩu khoảng 13 ngày kể từ khi doanh nghiệp (DN) đăng ký, theo Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3). Thậm chí, từ ngày 1-1-2015, hàng xuất khẩu phải kiểm dịch thực vật theo quy định mới dù phía đối tác nhập khẩu nước ngoài không yêu cầu. Điều này đang gây bức xúc cho DN. Vì sao lại có sự tréo ngoe này, trong khi Chính phủ đang thúc các bộ, ban, ngành phải tăng cường giải pháp để giảm thời gian thông quan hàng hóa? Nghiên cứu của USAID GIG cho thấy một mặt hàng đang chịu sự điều chỉnh của quá nhiều quy định khác nhau, thuộc thẩm quyền của nhiều đơn vị trong cùng một bộ. Chẳng hạn, chỉ một mặt hàng giấm, DN vừa phải xin phép nhập khẩu tiền chất, khai báo hóa chất, kiểm dịch thực vật rồi lại thêm kiểm tra an toàn thực phẩm. Ngành sữa cũng vậy. Hầu hết các mặt hàng XNK đều thuộc diện phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành từ 2 cơ quan trở lên, đang trở thành gánh nặng thủ tục hành chính rất lớn cho DN. Đổi tư duy “bắt lầm hơn bỏ sót” Trong khi đó, thời gian cấp phép, kiểm tra chuyên ngành lại kéo dài. Các DN được khảo sát cho hay thời gian cấp giấy phép chứng nhận hợp quy hoặc kiểm tra chuyên ngành là 7-15 ngày; kiểm tra chất lượng thì mặt hàng thép và dây thép tới 2-4 tuần, thiết bị điện tử viễn thông nhập khẩu về Việt Nam khoảng 15 ngày… Một điểm đáng lưu ý: Các đơn vị, tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành như Cơ quan Thú y vùng 6, Cơ quan Kiểm dịch thực vật vùng 3, Quatest 3, những đơn vị hải quan cũng như nhiều DN đều xác nhận khâu kiểm tra chuyên ngành rất nhiều, thời gian rất lâu nhưng tỉ lệ các trường hợp không đạt yêu cầu rất ít, luôn ở mức dưới 1% tổng số lô hàng XNK. Ông Nguyễn Ngọc Khiêm, phụ trách XNK của Công ty May An Phước, than phiền DN tốn chi phí kiểm nghiệm đã đành (kiểm tra hàm lượng formaldehyde trong vải nhập khẩu) nhưng quan trọng nhất là ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Vì vậy, cần giảm bớt thời gian cho khâu này. Đây cũng là kiến nghị chung của rất nhiều DN các ngành dệt may, da giày, thủy sản, nông nghiệp… liên quan đến những thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Với lĩnh vực dệt may, da giày, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 32 về kiểm tra hàm lượng formaldehyde theo hướng đơn giản hơn. Tuy nhiên, theo bà Đặng Phương Dung, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, những điểm mới trong dự thảo thông tư vẫn không giải quyết được các vấn đề khó khăn cho DN khi làm thủ tục XNK. DN vẫn phải chờ đợi giám định, phát sinh chi phí kiểm dịch, lưu kho bãi rất lớn để có thể thông quan hàng hóa. Mỗi năm, các DN dệt may phải tốn từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng riêng cho khâu kiểm tra chuyên ngành theo thông tư này. “Nhiều DN thậm chí đã chấp nhận trả thêm tiền cho bên kiểm nghiệm để lấy hàng nhanh hơn. Điều đó cho thấy thực tế thời gian kiểm nghiệm không thể rút ngắn hơn nữa. Phải chăng cơ quan quản lý nên thay đổi tư duy, giảm tiền kiểm và tăng khâu hậu kiểm? DN nào bị hải quan đưa vào luồng đỏ thì kiểm tra ngay, còn không thì nên kiểm tra sau” - bà Dung đề xuất.
CÔNG TY TNHH M THIÊN PHƯỚC
Địa chỉ trụ sở chính: 1899 Ấp 1C,  X. Phước Thái, H. Long Thành, Đồng Nai
Văn phòng Đại diện Phú Mỹ: 50 Lê Duẩn, P. Phú Mỹ, TX, Phú Mỹ, BRVT
Hotline: 0903.761.457 - 0918.709.277
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: www.mthienphuoc.com